Chú thích Công_Thần_Miếu_Vĩnh_Long

  1. Theo website tỉnh Vĩnh Long Lưu trữ 2009-01-29 tại Wayback Machine. Tuy nhiên, tấm biển ở cổng miếu lại ghi là ngày 25 tháng 9 năm 1998.
  2. Cũng trong năm này tại tỉnh thành Vĩnh Long, nhà vua cho xây đàn Xã Tắc ở phía tây, và đàn Tiên Nông ở phía đông.
  3. Nơi Tòa bố tọa lạc, sau dựng lên một ngôi trường lớn nhất tỉnh lúc bấy giờ, đó là Trường Trung học Tống Phước Hiệp. Sau 1975, trường đổi tên thành Trường Trung học Lưu Văn Liệt, nay thuộc phường 1, thành phố Vĩnh Long.
  4. Cùng lúc ấy, Pháp cũng lấy cớ thiếu gỗ xây dựng công sở tỉnh, định phá bỏ Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, nhưng nhờ Bá hộ Trương Ngọc Lang (tức Bá hộ Nọn) và đồng bào đứng ra ngăn cản. Nhờ vậy công trình văn hóa này mới tồn tại đến hôm nay.
  5. Xem chi tiết ở trang Đình làng Nam Bộ.
  6. Chưa tra được nguyên nhân mất.
  7. Trong số đó có Huỳnh Minh, tác giả quyển Vĩnh Long xưa. Theo ông thì Đình Khao bắt đầu được tạo lập vào năm Gia Long thứ 16 (Đinh Sửu, 1817), và sau đó trở thành miếu Công Thần. Trong sách này, ông đã xếp miếu Hội đồng và Đình Khao thành hai mục riêng, và không nói gì về sự tiếp nối hay hậu thân của chúng (xem chi tiết ở các trang: tr. 165 và 192-196).
  8. Website Vĩnh Long [liên kết hỏng].